Friday, December 2, 2016

Hà Nội Cổ Xưa - Phố Cờ Đen (Phố Mã Mây)

Phố Cờ Đen còn đuợc gọi là Phố Mã Mây. Mã Mây chính là tên ghép của hai tuyến phố xưa kia là Hàng Mây và Hàng Mã (khác với phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân), mà người ta thường gọi phố của hai phố. Đoạn phố Hàng Mã cũ thường làm hàng mã phục vụ đám tang, đám rước, cúng lễ; còn đoạn phố Hàng Mây cũ chuyên làm các đồ dùng chế tác từ mây và sợi mây nguyên liệu.

con phố cong cong nối từ ngã 3 với Phố Hàng Bạc đi tiếp vào Phố Hàng Buồm Sử sách ghi chép rằng, phần phố Hàng Mây thuộc đất của giáp Hương Tượng, phường Hà Khẩu, còn phần phố Hàng Mã thuộc thôn Dũng Thọ. Khu vực này gần cửa sông Tô Lịch nối với sông Hồng, thuyền bè buôn bán tấp nập, lái buôn thường lên phố Hàng Mã và Hàng Mây trao đổi, mua bán hàng.

Thời Pháp thuộc, phố Mã Mây còn có tên gọi phố Quân Cờ Đen vì nơi này là đại bản doanh của quân Cờ Đen, một đám quan quân từ phương Bắc dạt sang nước ta từng gây nỗi khiếp đảm cho người Pháp và người Việt. Ban đầu, quân Cờ Đen được triều đình nhà Nguyễn dung nạp để chống nạn thổ phỉ ở biên giới.

Khi Pháp tiến đánh Bắc Kỳ, quân Cờ Đen tham gia các trận đánh Pháp, từng tiêu diệt hai viên chỉ huy của giặc ở Cầu Giấy . Quân Cờ Đen cũng trở thành nỗi kinh sợ của dân vì nạn cướp bóc, hà hiếp nhất là hay bắt cóc trẻ con.

Pháp cũng lập ra nhà ngục để giam giữ tù nhân tại các số 5 Mã Mây, trước kia cũng là sở chỉ huy Quân Cờ Đen, nhà chủ ngục người Pháp ở đối diện đường. Nhà ngục này được lập ra trước khi có nhà tù Hỏa Lò.

Mã Mây cũng là phố còn tồn tại nhiều nhà cổ nhất, thường làm theo dạng nhà ống, mặt tiền hẹp nhưng dài, có khoảng không đón gió ở giữa.

Nếu toàn khu phố cổ Hà Nội còn khoảng 1000 nhà cổ thì phố Mã Mây chiếm 1/10 số nhà cổ, trong đó ngôi nhà cổ 87 Mã Mây được bảo tồn khá nguyên vẹn

Đền Mã Mây, số 64 Mã Mây là đền thờ Nguyễn Trung Ngạn, người làm quan dưới 5 triều vua Trần, từng người giữ chức Đại doãn kinh sư, đứng đầu kinh thành Thăng Long.

Tại ngôi đền còn giữ được 6 đạo phong thần của ba vương triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn cùng với 7 tấm bia đá. Nội dung của các bài văn bia là một kho sử liệu phong phú với những tên người, tên đất, những sự kiện cụ thể của các danh nhân địa phương.

Người Pháp gọi phố Mã Mây là Phố Cờ Đen vì khi Pháp mới chiếm được Hà Nội, phố này từng là nơi trú ngụ của đám quan quân giặc Cờ Đen người Tàu. Khi đó triều đình Huế muốn nhờ đám giặc này để chống lại quân Pháp, giặc Cờ Đen lợi dụng điều này đã cướp bóc cả dân lành ở HN và nhiều nơi khác... Hiện nay, phố Mã Mây là phố có nhiều ngôi nhà cổ nhất tại Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm, đến nay Mã Mây vẫn giữ những nét đặc trưng buôn bán nhỏ và công chức của người Hà Nội xưa. Những ngôi nhà hai tầng với kiến trúc Pháp hoặc nhà gỗ kiểu Hoa.

Phố Mã Mây chạy theo hướng nam lên phía bắc rồi lại quay sang phía tây, đầu phía nam của phố cắt phố Hàng Bạc, đầu quay sang phía tây nối vào phố Hàng Buồm. Sử sách ghi chép rằng, ngày trước, phố Mã Mây gồm 2 phố là Hàng Mây và Hàng Mã. Phần phố Hàng Mây thuộc đất của giáp Hương Tượng, phường Hà Khẩu, còn phần phố Hàng Mã thuộc thôn Dũng Thọ. Khu vực này gần cửa sông Tô Lịch nối với sông Hồng, thuyền bè buôn bán tấp nập, lái buôn thường lên phố Hàng Mã và Hàng Mây trao đổi, mua bán hàng.

Thời Pháp thuộc, phố Mã Mây được gọi chung là phố Quân Cờ Đen. Sở dĩ có tên gọi Quân Cờ Đen là bởi năm 1882, quân Pháp bị vây, trong thành Hà Nội, Quân Cờ Đen (quan quân từ phương Bắc sang nước ta) làm rối loạn và chúng đặt đại bản doanh tại phố Mã Mây.




Hình ảnh tại nhà số 16 Mã Mây


Đi trên phố, chúng ta sẽ bắt gặp những mảng tường ố vàng, khung cửa gỗ xanh sẫm, cánh cửa được chống bởi một thanh củi.

Hình ảnh tại nhà số 87 Mã Mây


Hiện nay, hầu hết những ngôi nhà cổ ở Mã Mây, ở tầng 1 đều được kinh doanh. Ngay đầu phố, số 1 Mã Mây là quán cà phê Aligh sang trọng, thân thuộc với những ai yêu Hà Nội phố. Trong quán treo rải rác những bức tranh phố Phái, hai chiếc cột điện gỗ màu nâu sẫm và một thân cây với ngàn lá đỏ.

Ngôi nhà số 1 Mã Mây

nay một nửa là quán cà phê. Nhích thêm một chút, ban đêm giới trẻ và khách du lịch tấp nập ngồi ăn bò nướng, nhưng ban ngày, đi trên phố bạn sẽ nhận ra quán ăn đông đúc, bẩn bẩn mà mình yêu thích lại là một ngôi nhà rất cổ của Hà Nội.

Tại số nhà 25, và đối diện là 22, là ngôi nhà của bà Ánh Tuyết, một nghệ nhân ẩm thực. Từ nhiều năm nay, đây là nơi dạy cách chế biến các món ăn Hà Nội cho du khách nước ngoài.

Ngôi nhà số 22 Mã Mây

nơi dạy nấu các món ăn Hà Nội.

Nhưng nổi bật nhất trên phố Mã Mây là ngôi nhà cổ số 87. Ngôi nhà này được xây dựng vào thế kỷ XIX, nhiều gia đình thương nhân đã sống ở đây, từ năm 1954 đến 1999, đã có 5 gia đình sinh sống, họ làm nghề bán hương liệu thực phẩm, thợ máy, công chức nhà nước, thầy dạy võ... Đến năm 1999, ngôi nhà này đã được trùng tu và trở thành điểm văn hóa du lịch nổi tiếng. Khách du lịch đi qua phố, đều bất giác dừng chân lại, ngẩn ngơ nhìn rồi nhẹ nhàng bước vào trong. Ở đó, là một không gian rất đặc trưng của người Việt, với ngôi nhà 3 gian, với khoảng giếng trời trong veo hay chùm bồ kết treo lủng lẳng trên bếp.

Cùng với việc giới thiệu kiến trúc, không gian, nếp sinh hoạt của người Hà Nội, tại đây còn trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của phố nghề như tranh thêu, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng...

Chính không gian này, khi bước chân vào đây, dù là người Việt hay du khách nước ngoài đều thấy thời gian như ngưng đọng lại....

Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây





Nhà bếp với chiếc mâm đồng, bếp kiềng 3 chân, chiếc võng tre...


Bể nước với khóm trúc, tiếng chim hót líu lo.


Cầu thang gỗ.


Ánh nắng chiều rọi vào khung thêu.


Nguồn:: VietNam+ / Thuỷ Nguyên

No comments:

Post a Comment